Sâu răng có lây không? Cách thức lây lan thế nào?

Sâu răng là một vấn đề phổ biến về sức khỏe răng miệng mà nhiều người đang phải đối mặt. Một trong những câu hỏi phổ biến mà nhiều người quan tâm là liệu sâu răng có lây không và cách thức lây lan của nó như thế nào? Đâu là phương pháp ngăn ngừa sâu răng phát triển?

1. Hiểu về sâu răng

Sâu răng xảy ra khi răng bị tổn thương và mất đi mô cứng do quá trình hủy khoáng, gây ra bởi những vi khuẩn có trong mảng bám răng. Sâu răng tạo nên những lỗ nhỏ trên bề mặt răng. Sự xuất hiện của sâu răng là kết quả của sự kết hợp giữa nhiều yếu tố, bao gồm vi khuẩn trong miệng, ăn những thức ăn không tốt cho răng miệng thường xuyên, sử dụng đồ uống có đường và không duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách.

Sâu răng khi mới bắt đầu có thể không có triệu chứng gì. Nhưng khi sâu răng trở nặng hơn, nó có thể gây ra những dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

  • Cảm giác đau răng, tự phát hoặc xuất hiện đau mà không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Răng nhạy cảm.
  • Đau nhẹ hoặc đau khi ăn hoặc uống những thức đồ ngọt, nóng hoặc lạnh.
  • Có thể nhìn thấy các lỗ trên bề mặt răng.
  • Răng có màu nâu, đen hoặc trắng bất thường.
  • Đau khi cắn.

hiểu về sâu răng

>>> Tham khảo thêm: Vi khuẩn sâu răng – Những điều bạn cần biết

2. Sâu răng có lây không

2.1 Sâu răng có lây từ răng này sang răng khác?

Theo quan điểm của các bác sĩ nha khoa, nguy cơ lây nhiễm sâu răng từ một răng sang răng khác sẽ rất cao nếu có:

  • Thói quen ăn uống nhiều đường
  • Không chú trọng vệ sinh răng miệng
  • Bị khô miệng
  • Mắc các bệnh liên quan đến giảm tiết nước bọt
  • Thiếu hụt fluor

sâu răng lây từ răng này sang răng khác

2.2 Sâu răng có lây từ người này sang người khác?

Sâu răng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của chính bạn mà còn có thể truyền từ người này sang người khác qua nhiều cách như: Chia sẻ thức ăn, hôn, hắt xì hơi, dùng chung đồ dùng ăn uống,… Một số nghiên cứu cho biết, tỷ lệ trẻ bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus mutans gây sâu răng từ bố mẹ là rất cao: khoảng 30% trẻ 3 tháng tuổi, 60% trẻ 6 tháng tuổi và gần 80% trẻ 2 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do bố mẹ không chú ý khi chuẩn bị đồ ăn thức uống cho bé (làm cho giọt bắn vương vào đồ ăn, đồ uống của trẻ).

3. Cách phòng ngừa sâu răng

3.1 Đánh răng đúng cách với kem đánh răng chứa fluoride

Hãy đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng Lacalut chứa fluoride. Kem đánh răng Lacalut với chỉ số fluoride là 1450 ppm cho hiệu quả ngăn ngừa sâu răng vượt trội. Hãy chắc chắn đánh răng kỹ càng, bao gồm cả mặt trước, mặt sau và các bề mặt của răng. Sử dụng một bàn chải răng phù hợp và thay mới sau mỗi ba tháng.

kem đánh răng lacalut ngừa sâu răng

3.2 Sử dụng chỉ tơ nha khoa

Chỉ tơ nha khoa có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám giữa các răng và dưới viền nướu. Hãy sử dụng chỉ răng một lần mỗi ngày, thường vào buổi tối trước khi đi ngủ.

3.3 Sử dụng nước súc miệng

Sử dụng nước súc miệng chứa fluoride sau khi đánh răng và chỉ răng để bổ sung fluoride và giúp bảo vệ răng khỏi sâu răng.

3.4 Hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều đường

Vi khuẩn gây sâu răng tồn tại trong môi trường giàu đường. Hạn chế việc tiêu thụ đường và thức ăn có nhiều đường, bao gồm đồ ngọt, nước giải khát có ga, bánh kẹo và các loại đồ ngọt khác. Hãy chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh và ăn nhiều rau củ quả.

hạn chế đồ ngọt gây sâu răng

3.5 Điều trị sớm 

Nếu bạn đã bị sâu răng, hãy điều trị ngay lập tức để ngăn tình trạng ngày một nặng và ảnh hưởng đến các răng khác. Thăm nha sĩ định kỳ để kiểm tra răng miệng và phát hiện các vấn đề từ sớm.

3.6 Chú ý khi ăn uống

Tránh việc ăn chung, dùng chung bát đũa hoặc thức ăn với người khác, đặc biệt là với những người đang bị sâu răng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ khi chúng còn đang trong quá trình phát triển răng vĩnh viễn.

Để ngăn chặn sự lây lan của sâu răng, quan trọng nhất là thực hiện đúng quy trình vệ sinh răng miệng, đánh răng đúng cách. Hãy chăm sóc và quan tâm nhiều hơn nữa đến sức khỏe răng miệng và giữ gìn một hàm răng chắc khỏe.

Các bài viết khác