Cao răng hay vôi răng có thể là khởi nguồn của rất nhiều bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng… Bởi thế, việc loại bỏ và phòng ngừa bệnh răng miệng hiệu quả là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu cao răng là gì? Từ đó đưa ra những cách phòng ngừa hiệu quả nhất nhé.
1. Cao răng là gì?
Cao răng thường tập trung ở cổ chân răng, có màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Đối với những người hút thuốc lá thì cao răng có màu vàng nhưng sẫm hơn.
Cao răng có 2 loại, bao gồm: cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường sẽ có màu trắng đục hoặc vàng nhạt.Sau một thời gian, cao răng bám trên bề mặt răng và nướu có thể gây ra bệnh viêm nướu. Nếu không điều trị sẽ gây ra chảy máu nướu, máu sẽ ngấm vào mảng cao răng đó và chuyển sang màu nâu đỏ gọi là cao răng huyết thanh.
2. Nguyên nhân gây ra cao răng?
Sau khi ăn khoảng 15 phút, bề mặt răng sẽ hình thành một lớp màng vô khuẩn. Sự hình thành và xuất hiện màng vô khuẩn này tạo cơ hội cho các vi khuẩn có chỗ bám trên bề mặt răng. Qua một thời gian ngắn, vi khuẩn tích tụ ngày càng dày lên và hình thành mảng bám.
Ở giai đoạn còn là mảng bám, chúng ta có thể làm sạch chúng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi tồn tại lâu, mảng bám vôi hoá bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và nhiều yếu tố khác nên trở nên cứng hơn, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới lợi. Lúc này, mảng bám đã tiến triển thành cao răng (vôi răng), và chúng ta chỉ có thể đến các cơ sở nha khoa để loại bỏ mảng bám.
3. Tác hại của cao răng
3.1 Phá hủy men răng
Lớp cứng bên ngoài của răng, từ đó có thể dẫn đến ê buốt răng, sâu răng, thậm chí mất răng. Tích tụ cao răng gây cản trở vệ sinh răng miệng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Chính vì vậy, thức ăn còn kẹt lại trong răng không được loại bỏ triệt để, có thể dẫn đến sâu răng.
3.2 Gây hôi miệng
Do vi khuẩn tích tụ lâu ngày trên răng, cao răng hình thành trên đường viền nướu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, có thể gây kích ứng và làm hỏng nướu răng của bạn. Theo thời gian, điều này có thể làm bệnh nướu răng tiến triển.
3.3 Phát triển các bệnh nướu răng
Cao răng tích tụ lâu ngày có thể gây ra nhiễm trùng. Tình trạng này nếu để lâu sẽ khiến các túi hình thành giữa nướu và răng bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Từ đó, gây ra viêm nha chu.
Giải thích cho điều này, khi nướu và răng bị nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản kháng tạo ra các kháng thể. Tuy nhiên do virus nhận diện nhầm các tế bào trong cơ thể là “quân xâm lược” nên chúng sẽ cùng lúc tiêu diệt cả virus lẫn tế bào. Hậu quả là xương và các mô giữ răng sẽ bị làm hỏng.
Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ của vi khuẩn trong bệnh nướu răng với bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác.
4. Cách phòng ngừa sự hình thành của cao răng
Loại bỏ cao răng là một thao tác nha khoa yêu cầu sự can thiệp của một nha sĩ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, mỗi người hoàn toàn có thể tự áp dụng một số cách đơn ngoài việc đánh răng sau để giảm lượng mảng bám trong miệng và kiểm soát sự tích tụ cao răng.
Bao gồm:
- Sử dụng kem đánh răng ngăn ngừa cao răng có tác dụng ngăn ngừa sâu răng hiệu quả hơn kem đánh răng có fluor thông thường.
- Sử dụng chỉ tơ nha khoa vệ sinh răng miệng, làm sạch giữa các kẽ răng, nơi bàn chải không tiếp cận được.
- Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả: giúp thúc đẩy quá trình nhai kỹ và do đó tiết nước bọt, rửa sạch một số vi khuẩn tạo mảng bám trong miệng của bạn.
- Sử dụng dung dịch súc miệng: với tính kháng khuẩn và diệt khuẩn cao sẽ có khả năng hỗ trợ việc xử lý các vi khuẩn trong khoang miệng của bạn.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về cao răng. Hy vọng bài viết đã cho bạn đọc thêm nhiều thông tin về cao răng và có các biện pháp phòng ngừa phù hợp.