Răng ê buốt là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm ngà hoặc triệu chứng ê buốt ở chân răng. Đây là bệnh lý mà răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi chịu những kích thích từ nhiệt độ nóng hoặc lạnh và ngoại lực, thường xuất hiện nhất ở những người trẻ và trung niên. Răng ê buốt là một vấn đề răng miệng phổ biến, có thể trầm trọng hơn sau một thời gian và là hệ quả của tình trạng tụt nướu hoặc ăn mòn men răng.

1. Nguyên nhân dẫn đến răng ê buốt

Bình thường, cổ răng được bao phủ bởi nướu và do đó chúng được ngăn chặn tiếp xúc với thức ăn như chua, cay, lạnh, ngọt. Việc che chắn là điều vô cùng cần thiết vì cổ răng là nơi truyền các kích thích trực tiếp đến dây thần kinh của răng. Nếu tụt nướu, cổ răng lộ ra ngoài khiến răng ngày càng nhạy cảm. Ở một số bệnh nhân, răng ê buốt đến mức chỉ cần các nha sĩ chạm vào hoặc khi đánh răng mỗi ngày cũng sẽ gây ra cảm giác đau nhức. Nhưng nếu bạn biết nguyên nhân gây ra răng ê buốt, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa các triệu chứng ngay từ bây giờ:

  • Làm sạch sai kỹ thuật: Nếu bạn đánh răng quá lâu và mạnh có thể làm hỏng răng và men răng. Đánh răng nếu quá 3 phút đều không được nha sĩ khuyến khích vì thời gian lâu không có nghĩa là sẽ loại bỏ được nhiều mảng bám hơn mà còn có nguy cơ làm tổn thương nướu răng, đặc biệt là ở vùng cổ răng. Chà mạnh cũng có thể làm mòn lớp men bảo vệ trên răng của bạn.
  • Viêm nhiễm: Một lý do phổ biến gây nên răng nhạy cảm chính là viêm nha chu. Tình trạng viêm nha chu này là do vi khuẩn bám vào răng vì vệ sinh răng miệng kém hoặc không đúng cách. Tình trạng cụ thể là nướu sưng tấy, đỏ hơn và dễ chảy máu hơn khi đánh răng. Nếu bệnh không được điều trị, nướu sẽ bị tụt lại và lộ ra các cổ răng nhạy cảm.
  • Nghiến răng: Khi bạn nghiến răng vào ban đêm, lực tác động lên răng lớn hơn gấp mười lần so với khi bạn nhai. Các bác sĩ khuyến nghị nghiến răng cũng sẽ gây nên các khuyết tật hình nêm ở vùng cổ răng và khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.
  • Thức ăn: Thực phẩm và đồ uống có tính axit như nước trái cây, nước chanh hoặc rượu sẽ tấn công men răng. Axit sẽ khử khoáng men răng của bạn và làm giảm chức năng bảo vệ của nó.

2. Răng ê buốt có nguy hiểm không?

Tùy theo mức độ mà ê buốt chân răng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Điển hình như do không thể thưởng thức món ăn yêu thích của mình nên người bệnh, nhất là người lớn tuổi và trẻ em sẽ có nguy cơ bị biếng ăn. Bên cạnh đó, thói quen nghiến răng khi ngủ sẽ khiến bạn khó để có một giấc ngủ ngon. Điều này về lâu dài sẽ làm cơ thể bạn dần bị suy nhược, đau quai hàm và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát. Ngoài ra, nếu triệu chứng ê buốt răng đi kèm với hơi thở có mùi hôi, quanh nướu bị sưng đỏ và chảy máu do bệnh viêm nướu, người bệnh còn có xu hướng ngại giao tiếp xã hội.

3. Cách chăm sóc và điều trị răng ê buốt tại nhà?

Để phòng tránh răng ê buốt tại nhà, bạn có thể tự chủ động chăm sóc răng, cổ răng và nướu ngay tại nhà để giảm nguy cơ giảm đau và răng bị nhạy cảm.

3.1. Sử dụng kem đánh răng dành cho răng ê buốt

Sử dụng loại bàn chải đánh răng mềm để giúp răng và nướu ít bị kích ứng hơn, kết hợp với sử dụng các loại kem đánh răng chứa các thành phần như Canxi và Photphat hỗ trợ tái khoáng và làm cứng men răng.

Bạn có thể tham khảo kem đánh răng LACALUT® Sensitive, kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt được các nha sĩ, khuyên gia nha khoa khuyên dùng giúp giảm ê buốt nhanh.

 
  • Làm giảm ê buốt răng nhờ sự kết hợp của hoạt chất đặc biệt Olaflur và Aluminium Lactate
  • Bảo vệ vùng răng, nướu nhạy cảm khỏi tình trạng bị mài mòn nhờ các hạt tẩy rửa có hình tròn và nhỏ hơn so với hạt thông thường
  • Làm sạch răng dễ dàng hơn nhờ loại vi hạt mới

 

ĐẾN SẢN PHẨM

3.2. Đánh răng đúng cách

Nếu răng bạn bị ê buốt thì không nên làm đánh răng ngay sau khi ăn bởi có thể khiến lớp men răng có thể bị mòn dễ dàng hơn. Quy tắc chung: đợi ít nhất 30 phút, nhưng tốt hơn là 60 phút để đánh răng sau khi ăn. Đánh răng hai lần và tối đa ba lần mỗi ngày để giảm ê buốt hiệu quả.

3.3. Chế độ ăn uống lành mạnh

Soda, kẹo ngọt, các nguồn carbohydrate có nhiều đường đều tấn công vào men răng và có khả năng gây khiến bé bị sâu răng hàm và ê buốt răng. Thay vào đó, bạn nên ăn các thực phẩm giúp cung cấp độ ẩm cho miệng, chống lại axit và vi khuẩn tác động làm mòn men răng như:

  • Rau quả giàu chất xơ.
  • Phô mai.
  • Sữa không đường.
  • Sữa chua nguyên chất

Nước bọt cũng giúp chống lại tác hại của vi khuẩn trong miệng. Bạn cũng có thể uống trà xanh, trà đen hoặc nhai kẹo cao su không đường. Nếu bạn vừa ăn những thực phẩm có tính axit, đừng đánh răng ngay sau khi ăn. Hãy chờ một khoảng 1 giờ hoặc lâu hơn để men răng ổn định trở lại trước khi bạn chải răng.

 
Các bài viết khác