Răng nhạy cảm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Răng nhạy cảm hay răng ê buốt là một vấn đề nha khoa phổ biến, thường xuất hiện nhất ở nhiều người trẻ và trung niên. Tình trạng này nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu xem răng nhạy cảm là gì? Từ đó đưa ra những cách phòng ngừa hiệu quả nhất nhé.

1. Răng nhạy cảm là gì? 

Răng có cấu tạo gồm 3 phần: men răng, ngà răng và tuỷ răng. Trong điều kiện bình thường, ngà răng được bao phủ bởi men răng nhưng vì nhiều lý do, lớp men bao phủ này bị mài mòn, khiến khả năng bảo vệ ngà răng suy giảm. Lúc này các ống thần kinh phải tiếp xúc trực tiếp với đồ uống và thức ăn nóng, lạnh, gây kích thích dây thần kinh, tạo ra những cơn ê buốt hay còn gọi là hiện tượng quá cảm ngà.

2. Nguyên nhân gây ra răng nhạy cảm?

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới răng nhạy cảm bao gồm:

  • Thực phẩm chứa axit: Việc thường xuyên ăn những loại thực phẩm có hàm lượng axit cao như cam quýt, cóc, xoài, cà chua, dưa chua hay trà…có thể gây xói mòn men răng.

  • Lông bàn chải đánh răng cứng: Nếu đánh răng mạnh hay sử dụng các bàn chải quá cứng thì nướu có thể bị tổn thương và lộ ra lớp ngà. Từ đó, răng bị ê buốt khi ăn uống, đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

  • Tụt nướu: Chân răng được bao bọc bởi các mô nướu nhưng do bị bệnh nha chu nên nướu bị tụt và lộ ra lớp ngà nhạy cảm. 

  • Răng bị vỡ, nứt: Nhai đá, cắn kẹo cứng, hay tai nạn va đập dẫn đến mẻ hoặc nứt răng khiến các đầu mút dây thần kinh bên trong sẽ bị kích thích khi ăn nhai. 

  • Sâu răng: Các lỗ sâu trên răng làm lộ các đầu mút dây thần kinh trong tủy răng. Từ đó khiến răng dễ bị ê buốt. 

  • Nghiến răng: Thói quen này kéo dài có thể khiến men răng bị mòn đi và yếu hơn.

3. Triệu chứng của răng nhạy cảm là gì? 

Tình trạng răng nhạy cảm có thể tiến triển theo thời gian và nó là kết quả của các vấn đề thường gặp như tụt nướu và mòn men răng. Hầu hết các bệnh nhân thuộc độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi. Răng nhạy cảm bắt đầu hình thành khi phần ngà mềm hơn nằm ở bên trong răng bị ăn mòn. 

Phần ngà nằm dưới lớp men và nướu răng. Hàng ngàn kênh dẫn truyền cực nhỏ chạy qua ngà hướng đến phần trung tâm răng. Một khi ngà răng bị ăn mòn, các tác nhân bên ngoài (như đồ uống lạnh) có thể kích thích các dây thần kinh bên trong răng và kết quả là tạo ra cơn đau buốt ngắn và nhói cho răng nhạy cảm.

Những người có răng nhạy cảm có thể bị đau hoặc khó chịu do phản ứng với một số tác nhân gây ra. Bạn có thể cảm thấy cơn đau này ở chân răng bị ảnh hưởng. Các tác nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Thực phẩm hoặc đồ uống nóng / lạnh

  • Không khí lạnh

  • Thực phẩm và đồ uống ngọt hoặc có tính axit

  • Ê buốt khi vệ sinh răng miệng

  • Đồ uống có cồn

4. Cách phòng ngừa răng nhạy cảm

Để phòng ngừa răng nhạy cảm thì việc vệ sinh răng miệng thường xuyên là một việc làm cực kỳ quan trọng đối với chăm sóc sức khỏe răng miệng. Một số điều nên làm để bảo vệ răng bao gồm:

  • Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ với kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm.

  • Sử dụng bàn chải có lông mềm mịn.

  • Thực hiện thao tác chải răng nhẹ nhàng theo vòng tròn, không nên chải răng theo chiều ngang.

  • Thay bàn chải đánh răng 2 – 3 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải bị xơ.

  • Hạn chế sử dụng những loại thức ăn có hại cho răng như thức ăn có đường, thức uống có ga và axit.

  • Sử dụng miếng bảo vệ răng vào ban đêm để hạn chế thói quen nghiến răng khi ngủ.

  • Khám răng theo định kỳ 6 tháng/lần.

  • Sử dụng kem đánh răng có chứa thành phần quan trọng là Flour giúp cấu trúc răng thêm chắc khỏe, ngăn ngừa răng nhạy cảm. Thêm vào đó là một số thành phần đặc biệt khác như Titanium dioxide giúp răng trắng sạch mà không làm suy yếu lớp màng bảo vệ của răng.

5. Cách điều trị răng nhạy cảm

Để điều trị răng nhạy cảm, cách chủ yếu là chăm sóc răng miệng, tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể khuyên bạn:

  • Dùng kem đánh răng giảm ê buốt: Kem đánh răng Lacalut Sensitive là dòng kem đánh răng có tác dụng hiệu quả trong điều trị răng nhạy cảm, ngăn chặn sự truyền cảm giác từ bề mặt răng đến các dây thần kinh giúp giảm ê buốt.

  • Sử dụng nước súc miệng giàu khoáng: Người bị răng nhạy cảm nên sử dụng các loại nước súc miệng giàu khoáng để cung cấp thêm khoáng chất cho ngà răng.

  • Trám đầy các lỗ li ti trên ngà răng: Với phương pháp này, bạn sẽ được phủ lên răng một lớp men sứ. Sau đó sử dụng sản phẩm làm cố định chất protein trong ngà răng, ngăn chặn hiện tượng giãn nở – co rút gây đau buốt răng. Trường hợp men răng bị mất hoàn toàn, bác sĩ sẽ dùng một lớp nhựa bền để tái tạo lại men bảo vệ răng.

  • Diệt tủy răng: trong trường hợp các cách trên chưa đạt hiệu quả.

  • Cấy ghép lợi: Trong trường hợp ê buốt, răng nhạy cảm do tụt lợi, có thể cấy ghép lợi vào chỗ răng bị tụt lợi để răng được bao bọc tốt hơn.

  • Ghép nướu: Nếu mô nướu đã bị tụt khỏi chân răng, bạn có thể phải ghép nướu để bảo vệ chân răng và giảm ê buốt.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về răng nhạy cảm. Hy vọng bài viết đã cho bạn đọc thêm nhiều thông tin về răng nhạy cảm và có các biện pháp phòng ngừa phù hợp.**

Các bài viết khác