Nhiệt miệng có gây sốt không? Thông tin bạn cần biết

Nhiệt miệng là một bệnh lý phổ biến mà nhiều người mắc phải, thường gây ra sự khó chịu và đau rát cho người bệnh. Tuy nhiên, có một số người thắc mắc liệu nhiệt miệng có gây sốt không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nhiệt miệng, liệu nó có thể gây sốt hay không và các thông tin cần biết về vấn đề này.

1. Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng, còn được gọi là viêm miệng, là một tình trạng thường gặp khi niêm mạc miệng bị viêm nhiễm. Điều này có thể dẫn đến sự đỏ, sưng, và thậm chí là các vết loét trên niêm mạc miệng. Người bệnh nhiều khi sẽ cảm thấy đau rát khi ăn, nói chuyện hoặc thậm chí chỉ là khi cử động miệng. Nhiệt miệng thường không nghiêm trọng và tự khỏi trong khoảng một đến hai tuần.

Thực tế cho thấy, có không ít người đã trải qua nhiệt miệng nhiều lần, thậm chí phải đối mặt với tình trạng tái phát liên tục trong vòng 3 – 4 lần chỉ trong thời gian ngắn. Nhiệt miệng không phải là một bệnh lý đe dọa đến tính mạng. Mặc dù vậy, hệ quả của việc nhiệt miệng thường xuyên xuất hiện vẫn gây ra nhiều khó khăn và phiền phức trong cuộc sống hàng ngày. Tuy có thể được xem là “nhẹ”, nhưng điều này lại khiến cho việc quan tâm đến việc điều trị một cách triệt để cũng như biện pháp phòng tránh vẫn chưa được coi trọng đúng mức.

nhiệt miệng là gì

2. Nhiệt miệng có gây sốt không?

Thực tế cho thấy, nhiệt miệng không gây ra tình trạng sốt. Sốt thường là kết quả của cơ thể phản ứng với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hoặc virus. Trong trường hợp của nhiệt miệng, viêm nhiễm xảy ra tại vùng miệng và không liên quan trực tiếp đến tăng nhiệt độ cơ thể. Điều này có nghĩa là nếu bạn đang trải qua nhiệt miệng và cảm thấy có sốt, có thể có vấn đề sức khỏe khác đang xảy ra trong cơ thể, và bạn nên tìm kiếm ý kiến của bác sĩ để làm rõ nguyên nhân.

Tuy nhiên, trong trường hợp không may, nếu tình trạng nhiệt miệng chuyển biến và trở thành viêm cấp tính, thì khả năng gây sốt vẫn có thể xảy ra. Đặc biệt là khi sự chú ý và chăm sóc không đủ, có nguy cơ vết loét trở nên nhiễm trùng nặng hơn.

Mặc dù tự phục hồi có thể xảy ra mà không cần đến liệu trình điều trị, nhưng nếu tình trạng nhiệt miệng tái phát lặp đi lặp lại và chuyển thành một chu kỳ thường xuyên, điều này có thể biểu hiện cho viêm loét miệng trở thành hình thái mãn tính. Dưới góc độ này, việc đề cao sự quan tâm và thực hiện liệu trình điều trị trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

nhiệt miệng có gây sốt không

3. Nhiệt miệng có triệu chứng gì?

Tùy vào cơ địa và nguyên nhân hình thành, nhiệt miệng thường đi kèm với các triệu chứng như:

  • Vùng đỏ và sưng: Niêm mạc miệng sẽ trở nên đỏ và sưng, thậm chí có thể xuất hiện các vùng loét.
  • Vết loét: Các vết loét có thể xuất hiện trên lưỡi, lợi, nướu và các khu vực bên trong má.
  • Đau rát: Đây là một triệu chứng phổ biến khi bạn ăn, uống hoặc thậm chí chỉ cử động miệng.

>>> Tham khảo thêm: Cách cải thiện nhiệt miệng qua chế độ ăn uống

4. Cách chăm sóc khi bị nhiệt miệng?

4.1 Đánh răng với bàn chải phù hợp

Sử dụng bàn chải mềm có thể giảm nguy cơ tác động quá mạnh lên vùng niêm mạc miệng nhạy cảm. Tránh sử dụng bàn chải có lông cứng, vì điều này có thể làm tổn thương niêm mạc thêm nếu bạn đang bị nhiệt miệng.

4.2 Sử dụng kem đánh răng Lacalut Aktiv Herbal hỗ trợ trị liệu

Nhiệt miệng thường làm cho niêm mạc miệng trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương hơn. Sử dụng kem đánh răng trị liệu chuyên biệt sẽ giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng. Kem đánh răng Lacalut Aktiv Herbal với 9 loại dược liệu hỗ trợ lành lành vết thương và khiến vết nhiệt miệng nhanh khỏi.

kem đánh răng Lacalut Aktiv Heerrbal giảm nhiệt miệng

4.3 Tránh thức ăn và thức uống kích thích

Tránh những thực phẩm có thể kích thích vùng miệng như thức ăn cay, chua, cay nóng, nước chanh và các sản phẩm có chứa cồn. Những thực phẩm này sẽ khiến vết nhiệt miệng bị tổn thương hơn, có thể khiến tình trạng trở nặng, gây cảm giác khó chịu dai dẳng.

4.4 Súc miệng với nước muối

Súc miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý (hoặc nước muối loãng tự pha đúng tỷ lệ). Bởi muối có tính sát khuẩn cao, nhờ đó tiêu diệt vi khuẩn gây nhiệt miệng, giúp các vết loét mau lành.

4.5 Chườm lạnh

Khi xuất hiện các cơn đau khó chịu, việc chườm lạnh ngoài má, nhiệt độ thấp sẽ giúp xoa dịu cơn đau.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “nhiệt miệng có gây sốt không?”. Hãy chú ý chế độ ăn uống hàng ngày và vệ sinh răng miệng đúng cách để giữ sức khỏe răng miệng thật tốt bạn nhé.

Các bài viết khác