Giải đáp lý do chảy máu chân răng khi ngủ dậy – Cách ngăn ngừa hiệu quả

Bạn đã bao giờ bị chảy máu chân răng khi ngủ dậy? Tình trạng này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy làm sao để phòng ngừa và khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

1. Chảy máu chân răng khi ngủ dậy có nguy hiểm

Bạn có thể căn cứ vào tần suất xảy ra chảy máu chân răng khi ngủ dậy để đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng này. 

Nếu tình trạng chảy máu chân răng khi ngủ dậy không thường xuyên xảy ra thì cũng không cần quá lo lắng. Khi ít xảy ra và không có cảm giác khó chịu, bạn có thể đơn giản dùng nước muối loãng súc miệng để sát khuẩn và làm dịu vùng nướu.

Ngược lại, nếu tình trạng chảy máu chân răng khi ngủ dậy diễn ra nhiều, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về răng miệng. Vùng nướu và chân răng đang quá nhạy cảm và khiến chảy chảy máu chân răng. Bạn nên đi thăm khám bác sĩ sớm để hiểu rõ căn nguyên và có phác đồ điều trị.

chảy máu chân răng khi ngủ dậy có nguy hiểm

>>> Tham khảo thêm: Chảy máu chân răng: Tại sao xảy ra và liệu có nguy hiểm không?

2. Lý do chảy máu chân răng khi ngủ dậy

2.1 Viêm nướu, viêm nha chu

Đây là bệnh lý do vi khuẩn trong mảng bám cao răng gây viêm nhiễm vùng xung quanh chân răng. Từ đó khiến nướu bị tổn thương, gây chảy máu chân răng.

2.2 Đánh răng quá mạnh

Nếu bạn chải răng quá mạnh vào buổi tối, bạn có thể làm tổn thương nướu và gây chảy máu chân răng. Việc đánh răng quá mạnh trong thời gian dài cũng dễ khiến nướu chảy máu, chân răng bị mài mòn.

đánh răng quá mạnh gây chảy máu chân răng

2.3 Nghiến răng

Nghiến răng khi ngủ sẽ làm nướu và xương hàm chịu áp lực cao, làm các mạch máu bị hư hại và làm máu chảy ra. Chưa kể, tiếng nghiến răng cũng khiến mọi người xung quanh bạn cảm thấy khó chịu hoặc không thoải mái.

2.4 Thở bằng miệng

Thở bằng miệng khi ngủ sẽ làm nướu khô và dễ làm các mạch máu bị vỡ.

2.5 Thiếu hụt vitamin C

Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các mô và hệ thống miễn dịch. Thiếu vitamin C sẽ làm các mô yếu đi và dễ làm các mạch máu bị vỡ.

2.6 Do căng thẳng stress

Căng thẳng stress khiến hệ thống miễn dịch làm việc kém hiệu quả. Các vi khuẩn có hại dễ dàng tấn công gây viêm nướu, chảy máu chân răng hơn khi hệ thống bảo vệ của cơ thể bị suy yếu.

căng thẳng stress gây chảy máu chân răng

3. Cách ngăn ngừa chảy máu chân răng khi ngủ dậy

3.1 Sử dụng kem đánh răng ngăn ngừa chảy máu chân răng

Việc sử dụng một loại kem đánh răng trị liệu phù hợp với tình trạng răng là điều cần thiết để bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng chảy máu  khi ngủ dậy. Kem đánh răng Lacalut từ CHLB Đức chính là giải pháp cho bạn để sử dụng hàng ngày. Lacalut Aktiv giúp nướu săn chắc khỏe mạnh, giảm thiểu hiện tượng chảy máu chân răng.

kem đánh răng lacaut ngừa chảy máu chân răng

3.2 Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bạn nên chăm sóc răng miệng hàng ngày bằng cách chải răng vào buổi sáng và buổi tối, dùng chỉ nha khoa hoặc xỉa răng để loại bỏ các chất bám trên răng và nướu.

3.3 Chải răng nhẹ nhàng

Bạn nên lựa chọn bàn chải có lông mềm và chải răng nhẹ nhàng, không quá mạnh để tránh làm tổn thương nướu.

3.4 Ăn uống đủ chất, khoa học

Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C và canxi như cam, chanh, dâu tây, sữa, phô mai,… để tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ nướu.

Bạn nên tránh xa các thực phẩm chứa quá nhiều đường hoặc các đồ ăn cay nóng, có tính acid. Nếu là người thường xuyên ăn đêm thì hãy nên từ bỏ để không tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, tránh bị chảy máu khi ngủ dậy.

>>> Tham khảo thêm: Bổ sung vitamin cho răng không yếu, nướu không viêm

3.5 Giảm căng thẳng

Bạn nên tìm cách giảm căng thẳng bằng cách thư giãn, ngủ đủ giấc, tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động yêu thích.

3.6 Đi khám nha khoa định kỳ

Bạn nên đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng có thể gây chảy máu chân răng.

Chân răng chảy máu khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng hoặc sức khỏe cơ thể. Hãy để ý chăm sóc và có biện pháp ngăn ngừa từ sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.

Các bài viết khác