Chảy máu chân răng là hiện tượng nhiều người có thể mắc phải. Tuy nhiên, chảy máu chân răng không ngừng lại là dấu hiệu nguy hiểm cần xử lý ngay lập tức. Vậy nguyên nhân và cách chữa trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Chảy máu chân răng không ngừng là do đâu?
Chảy máu răng đôi khi chỉ là do không chăm sóc răng miệng tốt, hay dùng bàn chải, tăm, chỉ nha khoa không phù hợp gây tổn thương nướu răng. Nhưng nếu chảy máu răng liên miên và kéo dài ngay cả khi không chải răng thì đó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm sau đây:
1.1 Chảy máu răng do viêm nướu
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây chảy máu răng không dứt. Cao răng tích tụ quanh nướu răng hay bề mặt răng bị bám mảng bẩn làm cho vi khuẩn phát triển gây viêm lợi. Dấu hiệu nhận biết dễ thấy là nướu răng bị đỏ sưng, dễ bị chảy máu không kiểm soát khi ăn uống và chải răng.
1.2 Viêm nha chu
Viêm nha chu là trường hợp nặng hơn của viêm nướu khi không được điều trị sớm, gây hủy hoại các mô và xương giữ răng trong hàm, dẫn đến tình trạng nướu nhiễm trùng và xương ổ răng bị tiêu tan dần. Viêm nha chu nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng không ngừng.
1.3 Bệnh đái tháo đường
Chảy máu răng không cầm được có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2. Khi đó, đường trong máu cao sẽ làm cho vi khuẩn gây sâu răng tăng lên. Bệnh tiểu đường cũng làm cho hệ miễn dịch suy yếu, khoang miệng không chống được vi khuẩn, dẫn đến nhiễm trùng và các bệnh về nướu răng.
1.4 Bệnh giảm tiểu cầu
Tiểu cầu là những tế bào nhỏ giúp máu đông lại và bịt các vết thương trên mạch máu. Khi tiểu cầu ít đi sẽ gây ra tình trạng máu chảy không ngừng và không kiểm soát được. Do đó, bạn cần đi khám và chữa bệnh sớm.
1.5 Thiếu vitamin C và vitamin K
Thiếu các loại vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống hàng ngày cũng là nguyên nhân gây chảy máu răng không dứt, đặc biệt là vitamin C và K.
- Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc phát triển mô và làm lành các vết thương. Thiếu vitamin C gây lợi sưng, chảy máu lợi và khiến người bệnh mệt mỏi.
- Vitamin K có nhiệm vụ giúp máu đông đúng cách, cũng như tốt cho xương và răng. Vì vậy, thiếu vitamin K khiến máu khó đông và gây xuất huyết.
1.6 Các yếu tố di truyền
Một số trường hợp chảy máu không kiểm soát có thể là do di truyền từ bố mẹ. Gen ưa chảy máu có thể di truyền cho con cái qua các nhiễm sắc thể ngẫu nhiên.
>>> Tham khảo thêm: Giải đáp lý do chảy máu chân răng khi ngủ dậy – Cách ngăn ngừa hiệu quả
2. Mức độ nguy hiểm của chảy máu chân răng không ngừng?
Chảy máu chân răng không ngừng có thể gây nguy hiểm nếu không được kịp thời xử lý. Việc cơ thể mất đi một lượng máu cần thiết sẽ khó đảm bảo hệ tuần hoàn được hoạt động ổn định. Chảy máu chân răng không ngừng còn gây nên đau đầu mệt mỏi cho người bị.
Chưa kể, dù ở tỷ lệ hiếm nhưng chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm về máu Lơ-xê-mi-cấp (LXMc). Đây là một căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng. LXMc là bệnh lý về máu ác tính. Bệnh xuất hiện ở các tế bào tủy xương chưa trưởng thành. Những tế bào này sẽ bị thay thế, ức chế sự hình thành, phát triển của các dòng tế bào bình thường trong tủy xương.
3. Cách ngăn ngừa và chữa trị chảy máu chân răng không ngừng?
3.1 Sử dụng kem đánh răng ngăn ngừa chảy máu chân răng
Sử dụng kem đánh răng có tác dụng điều trị chảy máu chân răng ít nhất 2 lần/ ngày để phòng tránh ngay tại nhà hiệu quả. Kem đánh răng Lacalut Aktiv với thành phần muối nhôm Aluminum Lactate chăm sóc nướu hiệu quả. Khi nướu được bảo vệ và trở nên săn chắc cải thiện tình trạng chảy máu chân răng kéo dài.
3.2 Sử dụng nước súc miệng và chỉ tơ nha khoa
Chỉ đánh răng thôi thì chưa đủ để đảm bảo vệ sinh răng miệng kỹ càng. Sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ tơ nha khoa sẽ loại bỏ hiệu quả mảng bám cứng đầu. Từ đó, không tạo môi trường để vi khuẩn có thể tấn công gây viêm nướu, chảy máu chân răng.
3.3 Sử dụng bông gạc hoặc chườm lạnh để cầm máu
Làm ẩm bông gạc sạch và áp lên vùng bị chảy máu chân răng hoặc chườm lạnh là hai cách đơn giản có thể làm tại nhà để xử lý tạm thời tình trạng chảy máu chân răng.
3.4 Bổ sung vitamin C và vitamin K
Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C và K như cam, chanh, cà rốt, cà chua… vào chế độ ăn uống hàng ngày. Hai loại vitamin này sẽ tăng cường sức mạnh cho răng và nướu, đảm bảo sức đề kháng, ngăn ngừa chảy máu chân răng.
3.5 Đi khám răng định kỳ
Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần là cần thiết để phát hiện bệnh lý và chữa trị sớm. Nhất là khi hiện tượng chảy máu chân răng kéo dài nguy hiểm.
Chảy máu chân răng không ngừng là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Hãy để ý chăm sóc răng miệng thật tốt để không phải trải qua những biến chứng nghiêm trọng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc răng miệng tốt hơn.