Chảy máu chân răng thiếu chất gì và cách khắc phục hiệu quả

Việc cơ thể thiếu hụt các khoáng chất và vitamin cần thiết cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên tình trạng chảy cháu chân răng. Vậy chảy máu chân răng thiếu chất gì và đâu là cách khắc phục chữa trị tình trạng này một cách hiệu quả nhất?

Chảy máu chân răng là hiện tượng mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Nguyên nhân thường thấy gây nên hiện tượng chảy máu chân răng là do vệ sinh răng miệng không kỹ, vẫn còn mảng bám hoặc thức ăn thừa lưu cữu khiến vi sinh phát triển và tấn công. Tuy nhiên, việc cơ thể không được bổ sung đầy đủ các khoáng chất vitamin cũng là một nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng.

1. Chảy máu chân răng thiếu chất gì?

Điểm danh một số loại khoáng chất khiến chảy máu chân răng khi bị thiếu hụt:

1.1 Canxi

Xương và răng muốn duy trì độ chắc khỏe cần có sự góp mặt rất lớn của canxi, khi quá trình khoáng hóa canxi diễn ra bình thường. Canxi cũng có vai trò hỗ trợ quan trọng giúp cầm máu, đông máu và không để tình trạng xuất huyết xảy ra khi mạch máu bị tổn thương. Bên cạnh đó, canxi là một khoáng chất cần thiết để tăng cường khả năng miễn dịch, giúp ngăn chặn vi khuẩn có hại tấn công răng miệng. Thiếu hụt canxi khiến chúng ta phải đối mặt với khả năng cao chảy máu chân răng.

Hãy bổ sung canxi cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm ăn hàng ngày như: 

  • Các sản phẩm từ sữa: sữa, sữa chua, phô mai…
  • Các loại rau xanh: bắp cải, rau ngót, rau cải, súp lơ…
  • Các loại hải sản: tôm, cua, cá trích, cá hồi…
  • Các loại hạt, đậu: đậu nành, đậu đen, đậu xanh, hạnh nhân…
  • Các loại trái cây: đào, bơ, kiwi, mận, quất…
  • Các loại thực phẩm chức năng, viên uống bổ sung canxi…

1.2 Phospho

Phospho là một chất quan trọng giúp cấu thành hệ xương và chuyển hóa năng lượng của tế bào. Có đến khoảng 70-80% phospho kết hợp với canxi để tạo nên xương và răng. Vì vậy, phospho là khoáng chất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho răng. Răng sẽ dàng trở nên yếu và dễ tổn thương khi thiếu hụt lượng phospho cần thiết. Khi thiếu phospho, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây nên tình trạng chảy máu chân răng – biểu hiện ban đầu của bệnh lý viêm nướu hoặc viêm nha chu.

Các nguồn bổ sung phospho cho cơ thể:

  • Các loại thực phẩm có chứa nhiều đạm: cá, gan, trứng…
  • Các loại đậu, hạt: hạt hướng dương, hạnh nhân…
  • Sữa

1.3 Kẽm

Tuy không chiếm tỷ lệ phần trăm nhiều như canxi hoặc phospho, nhưng kẽm cũng là một chất cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Kẽm hỗ trợ kiểm soát quá trình khử khoáng đồng thời giúp tăng cường quá trình tái khoáng hóa của răng để ngăn ngừa hình thành sâu răng. Ngoài ra, kẽm có đặc tính hỗ trợ làm lành các vết thương. Khi cơ thể được bổ sung kẽm đầy đủ, tình trạng chảy máu chân răng sẽ được làm lành và cải thiện nhanh hơn.

Bổ sung kẽm cho cơ thể bằng các nguồn thực phẩm như:

  • Các loại thịt đỏ, thịt gà
  • Các loại động vật có vỏ
  • Các loại thuộc họ đậu, các loại hạt
  • Các loại nấm
  • Các loại viên uống bổ sung kẽm…

>>> Tham khảo thêm: Chảy máu chân răng ở bà bầu báo hiệu điều gì?

chảy máu chân răng thiếu chất gì

2. Thiếu vitamin gì khiến chảy máu chân răng?

2.1 Vitamin C

Vitamin C có vai trò thiết yếu trong việc tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể nói chung và sức khỏe của răng, nướu nói riêng. Thiếu vitamin C sẽ khiến các mô liên kết bị ảnh hưởng, mô nướu không còn săn chắc bình thường. Từ đó dẫn đến nguy cơ bị chảy máu chân răng cao hơn, vùng nướu răng không còn duy trì trạng thái khỏe mạnh. Nướu bị tổn thương chính là dấu hiệu ban đầu dẫn đến các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng về sau.

Bổ sung vitamin C cho cơ thể với các loại thực phẩm, hoa quả như cam, chanh, bưởi, ổi, cà chua, súp lơ trắng, bông cải xanh…

2.2 Vitamin K

Vitamin K là một vitamin quan trọng hỗ trợ tổng hợp các yếu tố đông máu, giúp cầm máu cho cơ thể. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin K sẽ khó cầm máu và máu sẽ bị loáng, chảy lâu hơn so với trạng thái bình thường. Vì vậy, tình trạng chảy máu chân răng có thể trở nên nghiêm trọng nếu cơ thể thiếu vitamin K.

Bổ sung vitamin K cho cơ thể với các loại thực phẩm, hoa quả như mận, dưa chuột, cà rốt, bơ, bắp cải, cải xoăn, trứng, đậu xanh…

thiếu vitamiin gì gây chảy máu chân răng

3. Một số điều cần nhớ khi chảy máu chân răng

Bên cạnh việc xây dựng một chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin cần thiết thì mọi người cũng nên nhớ một số lưu ý để đảm bảo sức khỏe răng miệng, cải thiện tình trạng chảy máu chân răng:

  • Sử dụng kem đánh răng trị liệu hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng hàng ngày để cải thiện tình trạng một cách nhanh nhất. Tham khảo ngay kem đánh răng Lacalut Aktiv của CHLB Đức giúp trị viêm nướu, giảm chảy máu chân răng.
  • Đánh răng đúng cách tối thiểu 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh khiến nướu tổn thương, chảy máu chân răng.
  • Súc miệng với nước súc miệng và dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch tối đa các mảng bám vi khuẩn mà bàn chải đánh răng khó tiếp cận. 
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng chảy máu chân răng, viêm nướu.

kem đánh răng lacalut aktiv cải thiện chảy máu chân răng

Thiếu hụt khoáng chất và vitamin là một trong những nguyên do sâu xa khiến xảy ra tình trạng chảy máu chân răng. Hãy đảm bảo một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học để không phải chịu đựng vấn đề chảy máu chân răng phiền toái.

Các bài viết khác