Sâu răng uống thuốc gì? Các loại thuốc được tin dùng

Sâu răng là một vấn đề phổ biến mà nhiều người phải đối mặt hàng ngày. Khi sâu răng phát triển, điều quan trọng là phải điều trị ngay lập tức để tránh những vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm nhiễm và mất răng. Một trong những phương pháp điều trị phổ biến là sử dụng thuốc chống sâu răng. Vậy sâu răng uống thuốc gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại thuốc được tin dùng để điều trị sâu răng.

1. Dấu hiệu của sâu răng

Trước khi trả lời câu hỏi “sâu răng uống thuốc gì”, hãy cùng điểm qua một số dấu hiệu nhận biết sâu răng. Sâu răng có thể được phân loại thành nhiều mức độ. Ở mỗi mức độ, các bác sĩ nha khoa sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Ở giai đoạn ban đầu, các triệu chứng thường chưa rõ ràng và khó nhận biết.

Khi tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn, các dấu hiệu bắt đầu chuyển nặng và biểu hiện rõ như:

  • Răng trở nên nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh
  • Cảm thấy đau răng nhức khi nhai
  • Cảm giác ê buốt trên răng khi tiếp xúc với thực phẩm ngọt hoặc chua
  • Xuất hiện các lỗ đen trên bề mặt răng
  • Hình thành lỗ thủng và gây ra đau nhức, thậm chí có thể gây sốt

Khi tình trạng sâu răng đã phát triển xuất hiện mủ, vi khuẩn xâm nhập qua lớp men răng, xâm nhập vào tủy răng và các mô nướu xung quanh, gây ra đau nhức kéo dài và lan rộng khắp hàm, thậm chí có thể lan đến tai và gây sưng hạch ở cổ. Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, sốt cao và có hơi thở có mùi hôi.

>>> Tham khảo thêm: Vi khuẩn sâu răng – Những điều bạn cần biết

dấu hiệu của sâu răng

2. Các loại thuốc điều trị sâu răng

2.1 Sử dụng thuốc giảm đau

Sâu răng có thể gây nên cảm giác khó chịu hoặc đau đớn kéo dài. Tùy thuộc vào tình trạng sâu răng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc giảm đau phù hợp. Các loại thuốc giảm đau trong điều trị sâu răng thường được dùng có thể kể đến như:

2.1.1 Paracetamol:

Một loại thuốc giảm đau phổ biến và khá an toàn. Thường được coi là lựa chọn đầu tiên trong việc giảm đau do sâu răng. Tuy thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt, nhưng không có khả năng chống viêm. Do đó, tác dụng của thuốc chỉ tập trung vào việc giảm triệu chứng và đem lại sự giảm đau tạm thời. Khi tác dụng của thuốc hết đi, và nếu nguyên nhân của sâu răng không được điều trị một cách toàn diện, cơn đau sẽ quay trở lại.

2.1.2 Aspirin:

Một dẫn xuất của acid salicylic, thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid. Có khả năng giảm sốt và làm giảm đau từ mức độ nhẹ đến trung bình. Trong việc điều trị sâu răng, bệnh nhân nên dùng aspirin sau khi ăn no để tránh các tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa.

2.1.3 Ibuprofen:

Một loại thuốc kháng viêm không steroid, cũng được đề xuất cho việc giảm đau cấp tính do sâu răng hoặc vấn đề viêm nướu trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, không nên sử dụng Ibuprofen quá 10 ngày mà không có chỉ định của bác sĩ. Để hạn chế tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa, nên uống thuốc sau khi đã ăn no.

2.1.4 Benzocain:

Một loại thuốc gây tê cục bộ. Được sử dụng để giảm đau và có tác dụng nhanh chóng trong việc giảm đau răng. Khi tác động lên nướu và răng, thuốc sẽ tạo ra một cảm giác tê liệt trong vùng răng, giúp giảm đau ngay lập tức.

uống thuốc giảm đau trị sâu răng

2.2 Sử dụng kháng sinh

Trong việc lựa chọn kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn răng miệng cần dựa trên vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp sẽ cần phối hợp sử dụng các loại kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam với metronidazol để đạt được hiệu quả cao nhất.

2.2.1 Amoxicillin và phenoxymethylpenicilin

Đây là hai loại kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam. Chúng rất hiệu quả trong việc tiêu diệt các vi khuẩn như tụ cầu và liên cầu. Do đó, chúng thường được xem là sự lựa chọn hàng đầu khi điều trị các chứng nhiễm khuẩn trong răng miệng như sâu răng.

2.2.2 Doxycycline

Đây là một sự lựa chọn thay thế khi bệnh nhân có dị ứng với amoxicillin. Đây là một loại kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin. Thuốc có khả năng tiêu diệt cả vi khuẩn gram âm và gram dương. Doxycycline được cho là an toàn và không gây tổn hại nặng cho gan của người sử dụng. Tuy nhiên, đây không phải là một lựa chọn phù hợp cho trẻ em, vì nó có thể gây hư hại vĩnh viễn đến men răng của trẻ.

2.2.3 Spiramycin và erythromycin

Đây là những lựa chọn thay thế khi bệnh nhân không thể sử dụng các loại kháng sinh khác. Tuy nhiên, hai loại kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ như trướng bụng và buồn nôn. Vì vậy, nếu bệnh nhân có vấn đề về dạ dày thì không nên sử dụng.

uống thuốc kháng sinh trị sâu răng

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống đau chỉ là giải pháp tạm thời để giảm triệu chứng đau. Để điều trị sâu răng một cách toàn diện, cần tham khảo ý kiến ​​và điều trị từ bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sẽ xác định mức độ nghiêm trọng của sâu răng và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp hàn răng hoặc nhổ răng nếu cần thiết.

Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Sâu răng uống thuốc gì?”. Nhớ rằng, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, chăm sóc răng miệng đúng cách và điều chỉnh lối sống là những yếu tố quan trọng để ngăn ngừa sâu răng. Sử dụng kem đánh răng trị liệu Lacalut hàng ngày cũng là cách giúp bạn ngăn ngừa sâu răng tối đa.

Các bài viết khác