Cách xử lý sâu răng trong quá trình niềng răng

Bị sâu răng trong khi niềng răng là vấn đề mà rất nhiều người đã, đang chỉnh nha mắc phải. Đa phần mọi người đều cảm thấy hoang mang lo lắng không biết cách phải xử lý thế nào cho hợp lý. Cùng Lacalut tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này nhé!

1. Nguyên nhân gây nên sâu răng khi niềng răng?

Sâu răng là do vi khuẩn răng miệng tấn công và làm tổn thương cấu trúc răng từ bên trong, sau đó dần hình thành các lỗ sâu ở bên ngoài thân răng. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng lan truyền sang các răng lân cận gây hậu quả nặng đến sức khỏe răng miệng. Đặc biệt với những ai niềng răng, sâu răng sẽ càng khó xử lý vì tình trạng răng miệng phức tạp.

Những nguyên nhân chính khiến niềng răng dễ bị sâu răng:

  • Khí cụ sử dụng niềng răng bắt quá sát vào bề mặt, khi tác động lực để răng di chuyển sẽ làm bề mặt răng bị mài mòn (mòn men răng). Khi răng bị mòn, axit từ thức ăn ăn hàng ngày sẽ dễ dàng tấn công tại các điểm tiệm cận khiến nguy cơ sâu răng cao hơn. Nguyên nhân này cũng chủ yếu do tay nghề bác sỹ thực hiện còn kém.
  • Sau khi thực hiện niềng răng, lực kéo của khí cụ tác động tới răng quá nhanh và đột ngột, khiến bị tụt lợi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm lấn vào cổ răng.
  • Niềng răng sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Các mảng bám, cặn thức ăn dễ bị dính vào khí cụ, quá trình vệ sinh răng miệng mất thời gian và bất tiện, nếu không vệ sinh cẩn thận, sạch sẽ và thường xuyên sẽ khiến vi khuẩn được hình thành, sinh sôi và dẫn tới sâu răng cũng như các bệnh về răng miệng khác.

2. Biểu hiện của sâu răng khi niềng răng?

Những biểu hiện chính của việc sâu răng khi niềng răng có thể kể đến như:

  • Trên bề mặt răng cũng như quanh khí cụ xuất hiện dày đặc các mảng bám

  • Xoang sâu trên bề mặt răng, tại vị trí tiếp xúc giữa khí cụ và răng

  • Sâu răng tại khu vực cổ răng

  • Hơi thở nặng mùi

  • Ăn uống thấy ê buốt, răng nhạy cảm khi ăn đồ nóng hoặc quá lạnh

3. Làm thế nào khi bị sâu răng trong quá trình niềng răng?

Khi răng bị sâu sẽ yếu dần đi, thế nên khả năng chịu lực tác động từ lực kéo mắc cài niềng răng cũng suy giảm đáng kể. Do đó, răng sâu thường không đáp ứng được tốc độ dịch chuyển của răng, làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng của bạn.

3.1 Trường hợp răng sâu nhẹ

Nếu vết sâu còn nhẹ và nằm ở vị trí dễ tiếp cận, bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch phần sâu rồi trám bít lỗ hổng để bảo vệ chiếc răng. Trong suốt quá trình niềng răng, bạn hãy nhớ vệ sinh và chăm sóc chiếc răng sâu kỹ càng là có thể kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.

3.2 Trường hợp răng bị sâu nặng

Chiếc răng bị sâu nặng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả niềng răng mà còn tác động rất lớn đến sức khỏe toàn hàm. Do đó, bác sĩ buộc phải tháo niềng và nhổ bỏ chiếc răng này rồi tiến hành gắn lại mắc cài.

Tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Vì vậy, bạn hãy đến nha khoa – Nơi bạn tiến hành chỉnh nha để thăm khám và điều trị sâu răng nhé!

4. Làm thế nào để phòng tránh sâu răng khi niềng răng?

Không chỉ khi niềng răng, hàm răng của chúng ta có thể đứng trước nguy cơ bị sâu răng tấn công bất kể lúc nào. Do đó, việc phòng tránh sâu răng là điều quan trọng hàng đầu đối với tất cả mọi người.

4.1 Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng

Đánh răng qua loa hay lười đánh răng là nguyên nhân khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và tấn công răng, dẫn đến sâu răng. Chính vì lẽ đó, khi đánh răng, bạn cần chải kỹ càng cả mặt trong và mặt ngoài răng. Cùng với đó, bạn nên dùng chỉ nha khoa làm sạch thức ăn mắc dính ở kẽ răng rồi súc miệng bằng nước súc miệng để diệt sạch hết vi khuẩn.

4.2 Sử dụng sản phẩm chăm sóc phù hợp

Việc lựa chọn sản phẩm hỗ trợ chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng, chỉ nha khoa… cũng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa hình thành sâu răng trong quá trình niềng răng. Hãy tìm hiểu thật kỹ về thành phần, công dụng của sản phẩm trước khi quyết định gắn bó sử dụng lâu dài. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm kem đánh răng Lacalut rất phù hợp để chăm sóc răng miệng khi niềng răng nhờ có các thành phần như muối Aluminum Lactate, Chlorhexidine,…

4.3 Duy trì thói quen ăn uống khoa học 

Ăn uống không khoa học chẳng hạn như việc ăn quá nhiều đồ ngọt hay ăn vặt vào ban đêm cũng là con đường ngắn nhất dẫn đến tình trạng sâu răng. Do đó, các bạn hãy nhớ rằng, duy trì một thói quen ăn uống hợp lý như hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều đường và chứa chất kích thích, màu thực phẩm; không nên ăn vào ban đêm và không nên ăn sau khi đã đánh răng sạch sẽ…

4.4 Thăm khám nha khoa định kỳ

Thường xuyên kiểm tra, tái khám răng miệng là điều cần thiết, đặc biệt với những ai niềng răng để bác sĩ có thể phát hiện kịp thời và điều trị sâu răng, viêm,… khi vi khuẩn mới bắt đầu xâm nhập, đồng thời nắn chỉnh khí cụ để răng vào đúng vị trí như ý muốn.

Các bài viết khác