Viêm nướu răng có mủ là một vấn đề nha khoa có thể gây tổn thương về răng và nướu nếu không được chữa trị kịp thời. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên do gây ra viêm nướu răng có mủ và các phương pháp xử lý hiệu quả.
1. Viêm nướu răng có mủ là gì?
Viêm nướu răng có mủ là tình trạng viêm nhiễm của nướu do sự xâm nhập và phát triển quá mức của vi khuẩn trong khoang miệng. Nướu bị nhiễm trùng và có các ổ mủ hình thành, dịch mủ tích tụ trong vùng nướu.
Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm nướu răng có mủ có thể lan rộng và gây tổn thương đến mô xung quanh, dẫn đến nhiễm trùng hoặc thậm chí gây mất răng.
>>> Tham khảo thêm: Viêm nướu răng làm sao hết? Mách bạn cách hiệu quả nhất
2. Dấu hiệu viêm nướu răng có mủ như thế nào?
2.1 Răng đau nhức
Khi bị viêm nướu răng có mủ sẽ gây nên cảm giác đau nhức tại vùng ổ mủ, thậm chí lan dần sang cả hàm và xung quanh vùng nướu tổn thương. Tình trạng viêm nướu răng càng nặng thì cơn đau nhức càng xuất hiện nhiều, kéo dài và mức độ đau nhiều.
2.2 Nướu chuyển đỏ và sưng tấy
Vùng nướu xung quanh nơi có bọc mủ bị sưng to lên và có màu đỏ sẫm hoặc tím, không hồng hào như bình thường.
2.3 Bị sốt nhẹ
Người bị viêm nướu răng có mủ có thể bị sốt nhẹ trong một vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng sốt cao hoặc kéo dài thì cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.
2.4 Cảm giác ê buốt khi ăn nhai
Do nướu bị tổn thương và sưng mủ sẽ gây khó chịu trong việc sinh hoạt ăn uống. Khi nhai cắn thức ăn có cảm giác đau và ê buốt, nhất là khi ăn các đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Để càng lâu, tình trạng ê buốt càng nặng và ngày một đau hơn.
2.5 Hôi miệng
Người bị mắc viêm nướu răng có mủ xuất hiện mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Đây là tình trạng rất dễ gặp phải vì lúc này vi khuẩn gây viêm nướu răng vẫn đang tồn tại và sinh sôi.
2.6 Sưng vùng má, mặt; có hạch ở cổ
Bên cạnh việc gây ảnh hưởng và tổn thương tại vùng nướu răng, viêm nướu răng có mủ còn có khả năng gây tác động tiêu cực đến các cơ quan lân cận như mặt hoặc cổ, dẫn đến sự phình to của các hạch. Khi gặp những tình trạng này, quan trọng là người bệnh cần được chăm sóc và theo dõi bởi các bác sĩ và y tá nha khoa có kinh nghiệm để đảm bảo điều trị thích hợp.
3. Nguyên do gây nên viêm nướu răng có mủ?
3.1 Do viêm nướu, viêm nha chu
Việc vệ sinh răng miệng chưa tốt, để thức ăn dư thừa tồn đọng ở kẽ răng, không thường xuyên loại bỏ cao răng, sử dụng tăm xỉa răng gây tổn thương nướu… tất cả đó đều là những nguyên nhân gây ra bệnh viêm nướu. Khi nướu bị viêm, mọi người thường cảm nhận mùi miệng hôi, nướu dễ chảy máu khi đánh răng hoặc tự nhiên chảy máu, nướu sưng đau, đỏ và phình to che phần thân răng.
Nếu không chữa trị viêm nướu kịp thời, nướu sẽ tiếp tục chảy máu nhiều, và thức ăn bám chặt ở kẽ răng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây nhiễm trùng nướu phát triển. Kết quả, mủ hình thành ở gốc răng, tạo thành áp xe lợi, gây hủy xương xung quanh gốc răng và làm cho lợi tụt xuống, gây mất vững răng. Trong trường hợp này, viêm lợi phát triển thành viêm quanh răng và có thể dẫn đến mất răng.
>>> Tham khảo thêm: Răng nướu của bạn có đang thật sự khỏe mạnh???
3.2 Do liên quan đến vấn đề tủy răng
Răng của bạn có thể bị sâu do nhiều nguyên nhân như chấn thương hoặc nhiễm trùng xâm nhập sâu vào vùng cuống răng và gây tổn thương cho phần tủy bên trong. Vi khuẩn từ lỗ sâu tiến vào tủy răng. Khi lỗ sâu lớn, tủy răng sẽ tiếp xúc trực tiếp với miệng, vi khuẩn có thể xâm nhập qua chân răng hoặc do chấn thương gây sốc cho tủy răng, dần dần gây nhiễm trùng và tổn thương tủy răng.
Nếu viêm tủy răng kéo dài trong thời gian dài, nhiễm trùng sẽ lan rộng xuống vùng cuống răng, gây ra một trạng thái viêm mủ ở chân răng. Đây là giai đoạn bệnh nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng ở cuống răng sẽ lan rộng sang toàn bộ chân răng và có thể lan tới những chân răng khác. Cuối cùng, nó có thể lan ra phần lợi bao quanh răng, gây ra tình trạng mất xương trong xương hàm, làm cho răng bị lung lay và buộc phải nhổ bỏ.
Nguy hiểm nhất là vi khuẩn tại túi mủ này có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu, gây nhiễm trùng huyết và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
4. Cách xử lý tình trạng viêm nướu răng có mủ?
4.1 Loại bỏ ổ mủ nhiễm trùng
Khi tình trạng ổ mủ viêm nhiễm đã ổn định và an toàn, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật để loại bỏ ổ mủ nhiễm trùng. Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng có thể được kê đơn để xử lý, cô lập vùng viễm trùng.
Nếu tình trạng viêm nhiễm trở nên cực kỳ nghiêm trọng, khiến các ổ nhiễm trùng hình thành nang lớn bên trong xương và lan sang các răng khác, gây tổn thương lan rộng. Trong trường hợp này, việc điều trị không chỉ tập trung vào nguyên nhân từ các răng bị ảnh hưởng mà còn đòi hỏi xử lý từ gốc rễ, loại bỏ hoàn toàn nang vi khuẩn và thậm chí phải cân nhắc chữa trị hoặc nhổ các răng liên quan. Thực tế, quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn nhiều, và đôi khi không thể khắc phục được tình trạng ban đầu.
4.2 Sử dụng sản phẩm ngăn ngừa viêm nướu
Các sản phẩm chăm sóc răng miệng có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện tình trạng viêm nướu sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc giữ gìn sức khỏe răng miệng trong lâu dài. Kem đánh răng trị liệu Lacalut Aktiv với bộ đôi thành phần Aluminum Lactate và Chlorhexidine giúp bảo vệ và phục hồi nướu cho bạn. Tình trạng nướu giảm đến 60% sau khi sử dụng Lacalut Aktiv đều đặn 2 lần/ ngày.
4.3 Giữ khoang miệng luôn sạch sẽ
Để có một sức khỏe răng miệng tốt, hãy dành thời gian chăm sóc răng miệng hàng ngày một cách kỹ lưỡng. Hãy chải răng đúng cách ít nhất hai lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám. Đồng thời, hãy sử dụng chỉ tơ nha khoa thay thế cho tăm xỉa răng, giúp làm sạch kẽ răng và loại bỏ những mảnh vụn thức ăn bám chặt giữa răng. Bên cạnh đó, sử dụng nước muối để súc miệng sau mỗi lần ăn sẽ giúp giữ miệng bạn sạch sẽ và kháng khuẩn.
4.4 Thăm khám nha khoa định kỳ
Nên thường xuyên đến nha khoa và lấy cao răng mỗi 6 tháng một lần. Việc này giúp nha sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào. Đặc biệt, khi bạn nhận thấy chân răng bị viêm nhiễm và có mủ, hãy đến nha khoa ngay lập tức để nha sĩ xử lý tình hình một cách triệt để và hiệu quả nhất.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh lý viêm nướu răng có mủ. Ngay từ hôm nay hãy thiết lập cho mình thói quen chăm sóc răng miệng và sử dụng sản phẩm chăm sóc phù hợp để không mắc phải tình trạng nguy hiểm này.