Viêm nướu niềng răng là một trong những vấn đề thường gặp khi chỉnh nha. Vậy làm thế nào để nhận biết và khắc phục viêm nướu niềng răng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1. Các dấu hiệu viêm nướu niềng răng
1.1 Chảy máu nướu
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của viêm nướu là khi nướu răng chảy máu khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Nếu bạn thấy máu xuất hiện thường xuyên trong quá trình chăm sóc răng miệng, có thể đây là dấu hiệu ban đầu của viêm nướu.
1.2 Sưng nướu và đỏ
Viêm nướu thường đi kèm với sự sưng nướu và sự thay đổi màu sắc của nó. Nếu bạn thấy nướu xung quanh răng niềng của mình sưng và có màu đỏ, đây có thể là một dấu hiệu rõ ràng của viêm nướu.
1.3 Đau và nhạy cảm
Viêm nướu niềng răng có thể gây ra cảm giác đau nhức và nhạy cảm khi ăn uống hoặc chạm vào vùng nướu bị viêm. Nếu bạn cảm thấy đau hoặc nhạy cảm trong quá trình niềng răng, có thể viêm nướu là nguyên nhân.
1.4 Hôi miệng
Viêm nướu niềng răng có thể gây mùi hôi miệng khó chịu. Nếu bạn có một hơi thở không dễ chịu mà không phải do các nguyên nhân khác, viêm nướu có thể là một trong những nguyên nhân.
>>> Tham khảo thêm: Chảy máu chân răng và có mùi hôi: Nguyên nhân và cách điều trị
2. Nguyên nhân gây viêm nướu niềng răng
2.1 Vệ sinh răng không đúng cách
Khi niềng răng, bạn sẽ phải đeo khí cụ trong thời gian dài, đặc biệt là mắc cài cố định trong quá trình điều chỉnh nha. Điều này gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Bởi nếu không chú ý, thức ăn dễ bám vào mắc cài và khó làm sạch. Theo thời gian, thức ăn cung cấp môi trường cho vi khuẩn phát triển và tấn công các mô nướu, gây viêm nhiễm.
2.2 Chế độ ăn uống hàng ngày không hợp lý và thiếu khoa học
Viêm lợi do niềng răng có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng. Đặc biệt là thiếu vitamin C, vitamin K… Nhiều người gặp tình trạng mắc cài vướng víu hoặc đau nhức răng, khiến cho việc ăn uống không thoải mái. Thậm chí phải kiêng khem nhiều loại thức ăn.
Hạn chế ăn uống đã dẫn đến thiếu dưỡng chất và làm cho răng yếu hơn. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh lý như viêm nướu.
2.3 Quá trình niềng răng không đúng kỹ thuật
Thực tế, có nhiều trường hợp niềng răng gặp viêm lợi do kỹ năng của bác sĩ và sự thiếu chất lượng của cơ sở nha khoa. Khi bác sĩ không gắn mắc cài cẩn thận hoặc niềng răng quá chặt, có thể gây ra các biến chứng như sưng lợi, đau nhức. Nghiêm trọng hơn, có thể làm lung lay răng hoặc mất răng, gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.
3. Cách xử lý viêm nướu niềng răng
3.1 Xử lý viêm nướu tại phòng khám nha khoa
Khi bị viêm nướu khi niềng răng, hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị. Bác sĩ sẽ đánh giá chính xác mức độ bệnh lý và đề xuất phương án điều trị phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực đến quá trình niềng răng.
Với những trường hợp viêm lợi nhẹ, biện pháp can thiệp tương đối đơn giản. Trước tiên, việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ và loại bỏ mảng bám trên và dưới nướu là cần thiết để ngăn ngừa sự phát triển của viêm lợi. Trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc giảm viêm có thể cần thiết để điều trị triệt để tình trạng viêm lợi do niềng răng.
Trường hợp viêm lợi nặng đã gây tụt nướu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, phương pháp xử lý phổ biến là phẫu thuật ghép mô nướu. Mục đích của phẫu thuật là khôi phục lại vị trí ban đầu của mảng nướu, che phủ chân răng và đảm bảo mô nướu khỏe mạnh trở lại.
Niềng răng bị viêm lợi cần được điều trị sớm và hãy chọn một địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị. Đặc biệt với kỹ thuật niềng răng đòi hỏi sự tinh tế, bạn không nên coi thường và hãy đảm bảo rằng bác sĩ điều trị có kỹ năng tốt và kế hoạch điều trị chính xác.
3.2 Xử lý viêm nướu tại nhà
- Sử dụng kem đánh răng cải thiện viêm nướu: Kem đánh răng Lacalut chứa thành phần muối nhôm Aluminum Lactate giúp nướu săn chắc, giảm tình trạng chảy máu chân răng và giảm viêm nướu.
- Chải răng đúng cách: Hãy chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sau mỗi bữa ăn. Sử dụng bàn chải răng mềm và chải nhẹ nhàng theo chuyển động tròn.
- Sử dụng bàn chải sợi mảnh: Để làm sạch các khe hẹp giữa niềng răng và nướu, sử bàn chải mảnh. Thực hiện việc làm sạch này hàng ngày để loại bỏ mảnh thức ăn và vi khuẩn gây viêm nướu.
- Sử dụng nước súc miệng chứa chất kháng khuẩn: Chọn nước súc miệng chứa chất kháng khuẩn như chlorhexidine để giữ cho miệng bạn sạch và giảm viêm nướu.
- Hạn chế đồ ngọt và các đồ uống có ga: Đường và acid trong đồ ngọt và đồ uống có ga có thể làm tăng vi khuẩn trong miệng và gây viêm nướu.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có được cái nhìn tổng quan về viêm nướu niềng răng và cách khắc phục hiệu quả. Inbox cho Lacalut nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm kem đánh răng cải thiện viêm nướu. Chúc bạn luôn có một hàm răng khỏe mạnh và đẹp tự nhiên!