Niềng răng bị tụt lợi là một trong những biến chứng có thể gặp phải trong quá trình nắn chỉnh nha khoa. Mỗi người cần nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu của tình trạng này để nhận biết sớm, có hướng khắc phục chủ động, phù hợp nhất.
1. Niềng răng có bị tụt lợi không?
Tụt lợi còn gọi là tụt nướu răng – một bệnh lý răng miệng mà nhiều người gặp phải trong quá trình niềng răng. Đây là hiện tượng chân răng bị lộ rõ do lợi di chuyển vào sâu bên trong chân răng hoặc do lợi bị mất dần. Thời gian đầu, biểu hiện tụt lợi thường không rõ rệt. Tuy nhiên, sau một thời gian, dấu hiệu tụt lợi sẽ rõ ràng hơn.
Những dấu hiệu nhận biết tụt lợi là:
- Khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa để vệ sinh thì răng dễ bị chảy máu
- Nướu răng bị thu hẹp lại, phần thân răng dài hơn so với trước đó, so với các răng còn lại
- Nướu sưng lên, có màu đỏ thẫm
- Hơi thở có mùi khó chịu, đặc biệt là khi bạn mới thức dậy
- Răng bị lung lay nhẹ, có dấu hiệu yếu dần đi
- Ở những răng bị tụt lợi, răng dễ nhạy cảm và ê buốt, đặc biệt là khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh
Thực tế, tụt lợi không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn tới một số hệ lụy không mong muốn.
2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng niềng răng bị tụt lợi là gì?
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt lợi khi niềng răng là:
2.1 Mảng bám cao răng
Nguyên nhân hàng đầu gây tụt lợi trong thời gian niềng răng là do mảng bám cao răng. Đó là do khi niềng răng việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn vì vướng víu mắc cài. Rất ít trường hợp chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để làm sạch các mảng bám hay phần thức ăn còn sót lại ở kẽ răng. Khi đó, các mảng bám thức ăn sẽ kết tụ lại thành cao răng
Cao răng là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn phát triển. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêm nướu, tụt lợi nếu không được khắc phục kịp thời.
2.2 Mắc các bệnh lý về răng miệng
Niềng răng bị tụt lợi có thể xuất phát từ các bệnh lý liên quan tới răng miệng. Hiện tượng tụt lợi sẽ xảy ra nếu ở thời điểm trước và trong quá trình niềng răng bệnh nhân không điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm chân răng,… Như vậy, nếu muốn đạt hiệu quả niềng răng tốt nhất và tránh nguy cơ tụt lợi thì bạn cần chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách đúng đắn.
2.3 Đánh răng sai cách
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị tụt lợi khi niềng răng. Hiện tượng tụt lợi sẽ xảy ra nếu bạn luôn có thói quen đánh răng mạnh tay, dùng lực mạnh để chà xát vào khu vực chân răng do dùng bàn chải có lông cứng, khiến nướu bị tổn thương nghiêm trọng. Khi nướu bị tổn thương, nướu sẽ bị sưng viêm, chảy máu. Tình trạng này kéo dài làm lợi bị tiêu giảm. Sau một khoảng thời gian, chân răng sẽ bị dài hơn bình thường. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị tụt lợi.
2.4 Lực siết mắc cài không phù hợp
Nếu lực siết mắc cài không phù hợp thì bạn dễ bị tụt lợi khi niềng răng. Cụ thể, lực kéo từ mắc cài quá mạnh so với sức chịu đựng của răng sẽ gây áp lực nhất định lên nướu, gây tụt lợi và khiến răng lung lay. Vì vậy, việc điều chỉnh lực siết mắc cài rất quan trọng, phụ thuộc vào chuyên môn của bác sĩ.
2.5 Chế độ ăn uống không phù hợp
Một chế độ ăn uống không phù hợp như cố tình ăn đồ cứng, dai, khó nhai,… thường xuyên có thể dẫn tới các sự cố như bung, gãy mắc cài, thậm chí khiến răng bị lung lay và tụt lợi. Do vậy, trong quá trình niềng răng, bạn cần hạn chế ăn các món dai, cứng…
3. Biến chứng khi niềng răng bị tụt lợi
Tụt lợi trong quá trình niềng răng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
Răng bị tăng độ nhạy cảm: Khi bị tụt lợi, chân răng sẽ lộ ra, ngà răng không được bảo vệ và răng sẽ bị nhạy cảm hơn. Mỗi lần bạn ăn thức ăn chua, nóng hay lạnh thì sẽ có cơn ê buốt dữ dội từ chân răng truyền đến, khiến bạn khó chịu, giảm cảm giác thèm ăn. Tình trạng này kéo dài có thể khiến chân răng bị mòn, răng bị nhạy cảm mãn tính, yếu hơn so với răng của người bình thường.
Dẫn tới các bệnh lý răng miệng: Tụt lợi khiến các kẽ chân răng bị thưa hơn. Những mảnh vụn thức ăn sẽ tận dụng các kẽ chân răng này để bám lại, từ đó dẫn tới những căn bệnh nguy hiểm như viêm nướu, viêm chân răng, viêm nha chu….
Mất sự tự tin khi cười: Khi bị tụt lợi, hàm răng của bạn sẽ trở nên to và dài hơn, không cân xứng như răng bình thường, làm mất đi sự tự tin khi cười.
Mất răng vĩnh viễn: Tình trạng tụt lợi khi niềng răng thường khó phát hiện vì hầu hết các triệu chứng đều diễn ra âm thầm trong giai đoạn đầu. Nếu không kịp phát hiện và điều trị thì những mô mềm quanh chân răng sẽ dần suy yếu, khiến răng lung lay và nguy hiểm nhất là dẫn tới mất răng hoàn toàn.
4. Cách khắc phục khi niềng răng bị tụt lợi
4.1 Trong trường hợp nhẹ
Nếu bạn chỉ bị tụt lợi nhẹ khi niềng răng và răng không bị ê buốt thì bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng và lấy cao răng cho bạn. Môi trường răng miệng được khôi phục sự sạch sẽ, tạo điều kiện thuận lợi để hồi phục mô nướu. Sau đó, bạn chỉ cần dùng bàn chải lông mềm, thay đổi cách đánh răng cho phù hợp.
Nếu răng bị ê buốt thường xuyên, bạn nên sử dụng những loại kem đánh răng có chứa các hoạt chất chống ê buốt. Đồng thời, bạn có thể ngậm gel flour theo chỉ định chi tiết của bác sĩ. Phần cổ răng bị bào mòn cũng có thể được khắc phục bằng cách dùng vật liệu hàn răng.
4.2 Trong trường hợp nặng
Khi niềng răng bị tụt lợi ở mức độ nặng, gây ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ thì biện pháp khắc phục hiệu quả nhất là phẫu thuật ghép mô nướu. Mục đích của việc phẫu thuật là phục hồi lại phần lợi che phủ lên chân răng.
Thông thường, phẫu thuật tụt lợi sẽ sử dụng vạt niêm mạc ở vùng kế cận để che phủ lên khu vực chân răng bị tụt lợi. Các phương pháp để che phủ chân răng thường được áp dụng là ghép mô sinh học, ghép lợi tự thân hoặc lấy mô từ người khác để ghép vào. Cần khoảng 6 tuần đến 1 năm để các vết thương lành hoàn toàn.
4.3 Sản phẩm hỗ trợ
Việc lựa chọn sản phẩm hỗ trợ chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng, chỉ nha khoa… cũng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa hình thành sâu răng trong quá trình niềng răng. Hãy tìm hiểu thật kỹ về thành phần, công dụng của sản phẩm trước khi quyết định gắn bó sử dụng lâu dài. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm kem đánh răng Lacalut rất phù hợp để chăm sóc răng miệng khi niềng răng nhờ có các thành phần như muối Aluminum Lactate, Chlorhexidine…
Niềng răng bị tụt lợi là biến chứng không hiếm gặp. Để tránh những di chứng về sau, ngay khi phát hiện có dấu hiệu tụt lợi, bạn nên đi khám ngay để có hướng điều trị kịp thời. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý vệ sinh răng miệng kỹ càng, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong ăn uống, sinh hoạt,… để giảm nguy cơ bị tụt lợi khi niềng răng.