Nhiệt miệng là một vấn đề về răng miệng phổ biến mà nhiều người từng gặp phải. Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể cảm nhận sự khó chịu và đau đớn khi ăn, nói hay nhai thức ăn. Dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể, nhưng nhiệt miệng có thể làm gia tăng sự phiền toái và giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày.
1. Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là một tình trạng khá phổ biến khiến niêm mạc miệng bị viêm nhiễm và hình thành những vết loét, mang đến cảm giác đau đớn và khó chịu khi trò chuyện và ăn uống. Ban đầu, nhiệt miệng bắt đầu bằng những đốm trắng nhỏ xuất hiện trên niêm mạc miệng. Dần dà, những đốm này phát triển và nhanh chóng vỡ ra, tạo thành những vết loét. Những vết loét này thường nhỏ, có kích thước từ 1mm đến 2mm, và thường xuất hiện ở vùng lợi, lưỡi hoặc môi trong, đôi khi có thể xuất hiện trên môi. Ban đầu, vết loét có màu trắng sáng, sau đó chuyển sang màu vàng, và vùng da xung quanh vết loét thường sưng đỏ.
2. Nguyên nhân gây nhiệt miệng?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt miệng khá đa dạng, có thể kể đến như:
- Vết thương nhỏ trong miệng do chải răng quá mạnh, tai nạn trong khi tham gia hoạt động thể thao hoặc vô tình cắn vào má bên trong miệng.
- Tiếp xúc với những loại thức ăn nhạy cảm, đặc biệt là sô-cô-la, cà phê, dâu tây, trứng, hạt, phô mai và các món ăn chứa nhiều gia vị hoặc có hương vị chua.
- Thiếu hụt vitamin B12, kẽm, folate (axit folic) hoặc sắt trong cơ thể.
- Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn có mặt trong miệng.
- Vi khuẩn Helicobacter pylori, nguyên nhân gây loét dạ dày và tá tràng.
- Sự thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Áp lực và căng thẳng.
Ngoài ra theo dân gian, nhiệt miệng được cho là hình thành do sự tích tụ nhiệt độc ở tỳ và vị, hoặc do thấp nhiệt. Do đó, nhiều người tin rằng cảm giác nóng trong cơ thể có thể gây ra nhiệt miệng, lưỡi đỏ, và miệng khô. Tình trạng này thường xảy ra khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cay nóng, chất béo, hoặc khi có sự thay đổi trong nội tiết tố hoặc khi nhiệt độc tích tụ trong cơ thể kéo dài.
3. Dấu hiệu của nhiệt miệng?
Dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết tình trạng nhiệt miệng là những đốm loét hoặc các đốm trắng xuất hiện trong miệng. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của mỗi người mà cũng có thêm các dấu hiệu khác như:
- Hạch bạch huyết sưng
- Phát sốt
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Cảm giác đầy hơi
- Tiêu hóa kém
- Trạng thái mệt mỏi, xanh xao và sụt cân
- Bị chuột rút
- Xuất hiện hạch ở góc hàm
4. Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả?
4.1 Dùng nước muối súc miệng
Súc miệng nước muối là phương pháp vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả có thể áp dụng ngay khi xuất hiện vết loét và sử dụng cho đến khi triệu chứng đau biến mất. Nước muối có khả năng kháng khuẩn, làm sạch tốt và giúp giảm viêm một cách hiệu quả. Cảm giác hơi rát một chút lúc đầu khi súc miệng có thể khiến bạn chưa quen, nhưng nó không kéo dài và giúp vết loét mau lành hơn.
4.2 Dùng kem đánh răng dược liệu Lacalut Aktiv Herbal
Kem đánh răng dược liệu có nguồn gốc từ thảo dược thường được các nha sĩ khuyên dùng cho những người bị nhiệt miệng. Vì các sản phẩm này lành tính, không gây kích ứng các vết loét. Kem đánh răng Lacalut Aktiv Herbal với 9 loại thảo mộc giúp làm giảm tình trạng viêm tại các vết nhiệt miệng. Bên cạnh đó, Lacalut Aktiv Herbal cũng bảo vệ răng và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa khác như viêm nướu, chảy máu chân răng…
4.3 Dùng mật ong thoa lên
Sử dụng mật ong cũng là một cách để làm dịu nhanh tình trạng nhiệt miệng tại nhà. Mật ong không chỉ có tính kháng khuẩn và kháng viêm tuyệt vời, mà còn rất phù hợp để điều trị nhiệt miệng. Có nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, mật ong giúp giảm đau và sưng đỏ một cách đáng kể. Bằng cách sử dụng mật ong từ sớm, bạn còn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng. Hãy thoa mật ong nguyên chất lên vết nhiệt miệng từ 3-4 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng giảm dần và khỏi hẳn.
>>> Tham khảo thêm: Cách chăm sóc răng miệng khi bị nhiệt miệng
5. Phòng ngừa nhiệt miệng thế nào?
Nhiệt miệng thường là một tình trạng không gây nguy hiểm, không lây lan và chỉ gây ra viêm sưng nhẹ trong miệng. Tuy nhiên, nếu tình trạng tái phát nhiều lần, nó có thể gây đau đớn và phiền toái cho người bệnh. Để ngăn chặn sự xuất hiện lặp lại của nhiệt miệng, hãy kiểm soát các yếu tố sau đây:
- Để giảm tổn thương trong miệng, hãy chọn bàn chải đánh răng có độ cứng mềm, ăn chậm và nhai kỹ thức ăn mà không quá cứng, và tránh cắn vào bên trong miệng.
- Đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B, sắt và kẽm.
- Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm gây nhiệt trong cơ thể như rượu, bia, các loại quả có tính nóng, và đồ ăn cay nóng.
- Cố gắng giảm căng thẳng, mệt mỏi và tránh thức khuya.
- Hãy duy trì vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng cách đánh răng với kem đánh răng Lacalut Aktiv Herbal và sử dụng nước súc miệng.
Mong rằng thông qua bài viết này, bạn đã có được kiến thức và sự hiểu biết về nhiệt miệng cũng như những cách chữa trị hiệu quả. Hãy chăm sóc và để ý từng thay đổi của răng miệng để giữ gìn sức khỏe răng miệng thật tốt bạn nhé.